Cảm biến nhiệt trên máy nước nóng là gì?

Trong quá trình sử dụng bình nóng lạnh, chắc hẳn bạn đã từng được nghe nhắc đến cụm từ “cảm biến nhiệt”. Vậy cảm biến nhiệt trên máy nước nóng là gì? Công dụng của nó ra sao? Hãy cùng dịch vụ sửa máy nước nóng tại Đà Nẵng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

cam-bien-nhiet-tren-may-nuoc-nong-dienlanhnguyenduc

Cảm biến nhiệt trên máy nước nóng là gì?

Cảm biến nhiệt còn được gọi là chế độ kiểm soát nhiệt độ, chế độ này thường thấy ở hầu hết các dòng máy nước nóng. Đặc biệt là máy nước nóng trực tiếp, do dòng máy này hoạt động dựa trên nguyên lý đun nước nóng bằng dây đốt.

Ngoài ra dẫn nước trực tiếp đến vòi sen cho chúng ta nên nó được trang bị hệ thống cảm biến nhiệt. Nhằm đảm bảo nhiệt độ nước ổn định ở 45-55 độ C, bảo vệ người dùng tránh xa nguy cơ bị bỏng.

Chức năng cảm biến nhiệt trên máy nước nóng là gì?

Chức năng cảm biến nhiệt là tính năng kiểm soát nhiệt độ được tích hợp hầu hết trong các dòng máy nước nóng trên thị trường hiện nay.

Chức năng này hoạt động trên nguyên lý giống nhu bạn sử dụng bình ấm điện để đun nước, làm nóng nước bằng dây đốt và dẫn nước trực tiếp đến vòi sen cho người sử dụng ở mức nhiệt ổn định từ 45 độ C tới 50 độ C để tránh nguy cơ bị bỏng và đảm bảo an toàn cho người dùng hơn.

Cơ chế hoạt động của cảm biến nhiệt trên máy nước nóng

Khi nước nóng đạt đến ngưỡng cho phép thì rơ-le sẽ tự động ngắt và chỉ tự bật lại khi nước nguội đi. Để bảo vệ an toàn cho người sử dụng không bị bỏng do nước quá nóng, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ em và người già.

Đây là một chức năng quan trọng khi lựa chọn máy nước nóng, bình nóng lạnh. Chức năng này sẽ giúp bạn và gia đình bạn có thể được bảo vệ khỏi những nguy cơ bị bỏng.

 Phân loại và nhiệm vụ của các bộ phận ở máy nước nóng

Phân loại:

Hiện nay cảm biến nhiệt độ được chia thành các loại sau: cảm biến nhiệt độ, nhiệt điện trở, điện trở oxit kim loại, cảm biến nhiệt bán dẫn, nhiệt kết bức xạ,…

Cảm biến nhiệt độ có cấu tạo chính gồm hai dây kim loại khác nhau được gắn vào đầu nóng ( đầu đo) và đầu lạnh ( đầu chuẩn).

Nhiệm vụ của từng bộ phận

Bên cạnh đó, cảm biến nhiệt độ còn được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác như:

Bộ phận cảm biến: được đặt trong vỏ bảo vệ sau khi đá kết nối với đầu nối có tác dụng quyết định độ chính xác của toàn bộ thiết bị cảm biến và đây cũng là bộ phận quan trọng nhất trong cảm biến nhiệt độ.

Chất cách điện gốm: có nhiệm vụ cách điện giữa các dây kết nối với vỏ bảo vệ

Dây kết nối: bộ phận cảm biến được kết nối từ 2-4 dây kết nối, vật liệu dây kết nối phụ thuộc vào điều kiện sử dụng của đầu lạnh.

Phụ chất làm đầy: chức năng lắp đầy các khoảng trống nhằm bảo vệ cảm biến khỏi các tác nhân rung động bên ngoài, phụ chất làm đầy thường được làm từ bột alumina mịn được sấy khô.

Vỏ bảo vệ: chức năng dùng để bảo vệ cảm biến và dây kết nối.

Đầu kết nối: được làm bằng vất liệu cách điện ( gốm) chứa bảng mạch và cho phép kết nối của điện trở.

Hi vong  bài viết trên đã cho bạn biết Cảm biến nhiệt trên máy nước nóng là gì chi tiết. Nguyên Đức chuyên cung cấp dịch vụ sửa bình nóng lạnh tại Đà Nẵng uy tín giá rẻ. Nếu gia đình bạn có thiết bị bình nóng lạnh không may gặp sự cố hoặc cần bảo dưỡng. Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline: 0905 726 097 để tư vấn miễn phí.

5/5 - (4 bình chọn)